Trang chủ Giới thiệu Tin tức Liên hệ 30.09.2023 17:08 (GMT+7)
DANH MỤC
TIN TỨC XÂY DỰNG
  Xây dựng - Quy hoạch
  Địa ốc -Bất động sản
  Công nghệ xây dựng
  Sản phẩm doanh nghiệp
  Doanh nhân Việt Nam
TƯ VẤN THIẾT KẾ XÂY DỰNG
  Thiết kế Kiến trúc
  Kết cấu công trình
  Hoàn thiện công trình
  Trang trí nội - ngoại thất
  Các hạng mục khác
  Dự toán công trình
  Sữa chữa công trình
  Bộ sưu tầm mẫu nhà đẹp
  Thông tin Hỏi-Đáp về xây dựng
VẬT LIỆU XÂY DỰNG
  Vật liệu thô
  Vật liệu hoàn thiện
  Vật tư thiết bị điện
  Vật tư thiết bị nước
  Vật tư thiết bị khác
VẬT LIỆU TRANG TRÍ NỘI & NGOẠI THẤT
  Trang trí ngoại thất
  Trang trí nội thất
THIẾT BỊ THI CÔNG XÂY DỰNG & AN NINH
  Thiết bị thi công
  Thang máy
  Thiết bị an ninh
  Điện thoại - Anten - Mạng internet
  Chống sét - PCCC
THÔNG TIN XÂY DỰNG MỞ RỘNG
  Chống thấm dột
  Phong thủy
  Giếng trời
  Vườn cảnh trên sân thượng
  Các thủ tục xây dựng
  Luật xây dựng
  Mẹo vặt trong xây dựng
DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH
Web link
 Số truy cập 2484481
LOGO QUẢNG CÁO MIỄN PHÍ
Thông tin xây dựng mở rộng  
» Giếng trời


Vườn dưới giếng trời

Vườn giếng trời là khoảng không gian chuyển tiếp, đưa ánh sáng và gió vào nhà. Thiết kế vườn giếng thành công là tạo được "mảng thiên nhiên" trong nhà. Bạn cũng cần chú ý đến việc trang trí, chọn cây và vật liệu cho phù hợp.

 

 

Tùy theo từng căn nhà, sân giếng trời có thể là hình chữ nhật, vuông hoặc tam giác. Thành của vườn đôi khi cao hơn nền nhưng không nên quá cao vì sẽ mất tự nhiên và không hài hòa với các khu vực xung quanh. Việc thoát nước cần phải chú ý ngay từ thiết kế ban đầu. Nếu lỡ trồng quá nhiều cây thì nên dứt khoát bỏ bớt. Chỉ cần trải sỏi, thêm một chậu cây, bạn vẫn có một khu vườn đẹp, thích hợp với nhà hẹp.

 

Thông thường có ba cách trồng cây trong giếng trời. Thứ nhất là trồng thẳng cây xuống đất. Khi làm nhà, bạn nên chú ý khu vực vách tường và nền nhà nơi bố trí vườn. Đó phải là nơi có chất liệu, màu sắc kết hợp với cây tạo nên một góc thiên nhiên. Nên chọn loại cây có khả năng sống trong nhà lâu như trầu bà, vạn niên thanh... Cách trồng này đòi hỏi phải có thời gian chăm sóc, thông thường vườn không được hưởng nhiều ánh sáng do cách biệt một hai tầng lầu nên khoảng sáu tháng thay cây một lần thì vườn mới đẹp.

 

Thứ hai là trồng cây trong chậu rồi tìm cách "giấu chậu" để tạo nét tự nhiên. Cách này tương đối tiện cho nhà phố nhưng đòi hỏi thiết kế khéo léo. Có thể giấu chậu dưới lớp sỏi, dùng các loại cây nhỏ để che các thân chậu hay “giấu nước” bằng cách cho nước phun tràn trên mặt sỏi… Trên thị trường có hai loại sỏi: loại được cà trắng trông đẹp nhưng màu vàng ố, loại tự nhiên có thể tưới mỗi ngày và lâu bị vàng. Nếu trải sỏi trên đất thì một thời gian sau nên thay sỏi. Sỏi trải trên nền xi măng cần tránh đừng để bị đọng nước.

 

Thứ ba là trồng cây trong chậu nhưng không giấu. Khi đó chậu trồng cây có vai trò như một yếu tố trang trí tham gia vào bố cục giếng trời. Khi chọn chậu phải chú ý tới các yếu tố về màu sắc, cấu trúc của căn nhà, không chọn chậu nhiều màu cạnh nhau. Ví dụ nếu nhà mộc mạc có trang trí gạch thô hoặc đá thì chậu cây cũng phải là gốm thô chứ không nên chọn chậu có tráng men có hoa văn cầu kỳ.

 

 


(Theo camnangkientruc.com)
Nguoixaydung.com




 Bản để in  Lưu dạng file


Những bản tin khác:



TƯ VẤN TRỰC TUYẾN
ĐT:(08) 9915.049
Hỗ trợ trực tuyến:
QUẢNG CÁO
TÌM KIẾM
 
Copyright © N.S.B Group
Email : nguoixaydung@nsb-groups.com
Trang chủ Giới thiệu Tin tức Liên hệ