Trang chủ Giới thiệu Tin tức Liên hệ 30.09.2023 16:22 (GMT+7)
DANH MỤC
TIN TỨC XÂY DỰNG
  Xây dựng - Quy hoạch
  Địa ốc -Bất động sản
  Công nghệ xây dựng
  Sản phẩm doanh nghiệp
  Doanh nhân Việt Nam
TƯ VẤN THIẾT KẾ XÂY DỰNG
  Thiết kế Kiến trúc
  Kết cấu công trình
  Hoàn thiện công trình
  Trang trí nội - ngoại thất
  Các hạng mục khác
  Dự toán công trình
  Sữa chữa công trình
  Bộ sưu tầm mẫu nhà đẹp
  Thông tin Hỏi-Đáp về xây dựng
VẬT LIỆU XÂY DỰNG
  Vật liệu thô
  Vật liệu hoàn thiện
  Vật tư thiết bị điện
  Vật tư thiết bị nước
  Vật tư thiết bị khác
VẬT LIỆU TRANG TRÍ NỘI & NGOẠI THẤT
  Trang trí ngoại thất
  Trang trí nội thất
THIẾT BỊ THI CÔNG XÂY DỰNG & AN NINH
  Thiết bị thi công
  Thang máy
  Thiết bị an ninh
  Điện thoại - Anten - Mạng internet
  Chống sét - PCCC
THÔNG TIN XÂY DỰNG MỞ RỘNG
  Chống thấm dột
  Phong thủy
  Giếng trời
  Vườn cảnh trên sân thượng
  Các thủ tục xây dựng
  Luật xây dựng
  Mẹo vặt trong xây dựng
DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH
Web link
 Số truy cập 2484467
LOGO QUẢNG CÁO MIỄN PHÍ
Tin tức  
» Doanh nhân Việt Nam


Cô gái mê kinh doanh ngôn ngữ cho người khiếm thính
Xem hình

Vừa tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân, Lê Thị Thanh Hoa chọn lập nghiệp bằng những lớp dạy ngôn ngữ ký hiệu, giúp người khiếm thính hòa nhập người cộng đồng.


 

 

 

Ngay từ khi còn là sinh viên, Lê Thị Thanh Hoa đã thích tham gia công tác tình nguyện. Đối tượng cô đặc biệt hướng đến là cộng đồng người khiếm thính. Gặp rào cản lớn trong việc giao tiếp với họ nên Hoa quyết định tham gia Câu lạc bộ ngôn ngữ ký hiệu Hà Nội, nhưng chỉ được một buổi thì lớp đóng cửa.


Hoa tự tìm đến cộng đồng người khiếm thính trong xã hội để học, và chỉ trong 3 ngày, cô giao tiếp được với họ. Hai tháng sau, Hoa trở thành phiên dịch viên cho các tổ chức và hội khuyết tật.


Trong thời gian đó, cô bạn trẻ nhận thấy ở Việt Nam mới chỉ có 4 người làm công việc như vậy, lớp học bộ môn này lại không có, trong khi nhu cầu giao tiếp giữa người khiếm thính và cộng đồng lại quá lớn. Từ năm 2009, cô xin mở lại Câu lạc Ngôn ngữ ký hiệu Hà Nội và lên ý tưởng xây dựng một trung tâm đào tạo và nghiên cứu ngôn ngữ ký hiệu chuyên nghiệp.


Hoa kể, lúc đầu gia đình cô không đồng ý cho cô theo con đường này. "Nếu bạn có một cô con gái, học hành đàng hoàng, sau khi ra trường lại chọn một công việc mà tương lai không rõ ràng thì bạn nghĩ sao? Nhưng về bản chất, mình là người dám nghĩ dám làm và không bị ảnh hưởng nhiều bởi dư luận nên mình vẫn kiên quyết theo mục tiêu đã chọn", Hoa chia sẻ. Tốt nghiệp một trường đại học kinh tế nên Hoa còn nhìn thấy ở lĩnh vực này một tiềm năng rộng lớn. Theo cô, một hướng đi mới thì con đường càng rộng mở và sự cạnh tranh ít thì khả năng thành công càng lớn.


Lê Thị Thanh Hoa, sinh năm 1988, lớn lên tại Hà Nội, tốt nghiệp khoa Kế toán, trường Đại học kinh tế quốc dân, đang là Phó chủ tịch Câu lạc bộ ngôn ngữ ký hiệu Hà Nội. Cô vừa đoạt danh hiệu "Doanh nhân xã hội 2011" với dự án "Thành lập trung tâm đào tạo và nghiên cứu ngôn ngữ ký hiệu".


 

 

Đến nay, Lê Thị Thanh Hoa đã thành lập 5 lớp dạy ngôn ngữ ký hiệu ở Hà Nội tại Lý Thường Kiệt, Tô Hiệu, Khuất Duy Tiến, Đại học Sư Phạm và Linh Đàm. Mỗi lớp học khoảng 20 người, 80% trong số đó là người bình thường, muốn đi học để hiểu và hòa nhập với người khiếm thính. Toàn bộ người khuyết tật đều được đào tạo miễn phí. Còn lại, học phí cho một người bình thường là 150.000 đồng mỗi tháng.


Hoa chia sẻ, bằng việc mở những trung tâm này, ngoài việc giúp cộng đồng người khiếm thính giao tiếp, hòa nhập với xã hội, Hoa còn muốn tạo ra công ăn việc làm cho chính họ. Cô cho biết, giáo viên đều là người khuyết tật về tai và họ được hỗ trợ 175.000 đồng mỗi buổi dạy.


Sau gần 3 năm hoạt động, khoảng hơn 1.000 học viên đã tốt nghiệp. Điều khiến cô mừng nhất là nhiều người từ không biết đến ngôn ngữ này, đến nay đã giao tiếp được với người khiếm thính. Và đặc biệt đội ngũ tình nguyện viên đến với hội khuyết tật ngày càng đông vì họ không còn bị rào cản về ngôn ngữ.


Nhờ những đóng góp với người khiếm thính, Hoa được Trung tâm Hỗ trợ sáng kiến phục vụ cộng đồng trao tặng danh hiệu "Doanh nhân xã hội 2011". Bên cạnh đó, cô còn được nhận khoản vốn hỗ trợ 7.000 đôla để triển khai dự án mới. Hoa chia sẻ, cô dự định dùng một phần kinh phí xây dựng trung tâm đào tạo ngôn ngữ ký hiệu, phần còn lại cùng với khoản tiền cô tiết kiệm được để đi tham quan một số mô hình trung tâm đào tạo ngôn ngữ ở trong và ngoài nước vì tại Hà Nội hiện chưa có.


Nhận xét về dự án của Lê Thị Thanh Hoa, chị Phạm Kiều Oanh, Giám đốc trung tâm hỗ trợ sáng kiến phục vụ cộng đồng cho rằng đây là một ý tưởng mới mẻ và cần thiết. Theo chị Oanh, hiện nay người khiếm thính rất khó hòa nhập với cộng đồng. Bản thân gia đình và xã hội cũng có nhu cầu giao tiếp với họ. "Kinh doanh bằng việc mở trung tâm đào tạo ngôn ngữ ký hiệu là một thị trường tiềm năng, rộng mở, giúp đưa người khiếm thính gần hơn với cộng đồng nên rất hữu ích, thiết thực", chị Oanh cho biết.


Ngôn ngữ ký hiệu là một hệ thống ngôn ngữ chuyên biệt bao gồm những từ được mã hóa bằng tay, sự biểu cảm của cơ thể. Tất cả điều đó được thể hiện bằng một loại ngữ pháp riêng.

 

(Theo VnExpress)

Nguoixaydung.com





Tin liên quan:
Hà Nội yêu cầu kiểm tra mức phí dịch vụ ở Keangnam
Bộ trưởng Xây dựng: ‘Doanh nghiệp phá sản là bình thường’
Nét uyển chuyển của trần và vách trong thiết kế nhà
Phong thủy trong Gara
Cổ phần hóa các ban quản lý dự án giao thông
146 triệu đô la cải tạo kênh Tân Hóa - Lò Gốm
Sẽ có cuộc chiến về giá các loại chung cư
Đô thị mới có làm thoả mãn giấc mơ nhà ở?


 Bản để in  Lưu dạng file


Những bản tin khác:



TƯ VẤN TRỰC TUYẾN
ĐT:(08) 9915.049
Hỗ trợ trực tuyến:
QUẢNG CÁO
TÌM KIẾM
 
Copyright © N.S.B Group
Email : nguoixaydung@nsb-groups.com
Trang chủ Giới thiệu Tin tức Liên hệ